Nhân viên QM là gì? Mô tả chi tiết công việc của Quality Manager

Thu Ngân
Thu Ngân

Nhân viên QM là một trong những việc làm khá quan trọng đối với những doanh nghiệp sản xuất. Vậy cụ thể bị trí này sẽ làm những công việc gì? Hãy cùng mình tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Nhân viên QM là gì?

Nhân viên QM là gì?

Nhân viên QM (hay còn gọi là Quality Manager) là nhân viên Quản lý chất lượng. Những người này sẽ có trách nhiệm quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đồng thời, các Quality Manager cũng được yêu cầu phải triệt để loại bỏ nguyên liệu, sản phẩm không đạt yêu cầu ra khỏi dây chuyền.

Trên thị trường hiện nay, các mặt hàng sản phẩm cạnh tranh ngày một khốc liệt. Do đó, vai trò của Nhân viên quản lý chất lượng ngày càng quan trọng, giúp doanh nghiệp cải thiện chất lượng sản phẩm cũng như hạn chế rủi ro khi sản xuất.

Công việc của Nhân viên Quản lý chất lượng

Công việc của Nhân viên Quản lý chất lượng

Nhiệm vụ của các nhân viên quản lý chất lượng sẽ khác nhau tuỳ vào quy mô sản xuất và mặt hàng kinh doanh. Về cơ bản, Quality Manager sẽ đảm nhận một số nhiệm vụ chính sau:

1. Tìm hiểu về yêu cầu của sản phẩm

Mỗi sản phẩm, dịch vụ đều có một quy trình riêng. Do đó, để hoàn thành tốt công việc được giao, bộ phận quản lý chất lượng cần phải nắm rõ những tiêu chuẩn về sản phẩm, dịch vụ.

Họ cần phải đọc các thông tin về sản phẩm như thành phần nguyên vật liệu, cách thức chế tạo, hướng dẫn sử dụng,… Thông qua đó, QM có thể giám sát quy trình sản xuất một cách tối ưu nhất.

2. Kiểm tra nguyên vật liệu sản xuất

Trong bất cứ quá trình sản xuất nào thì nguyên liệu đầu vào cũng là phần quan trọng nhất. Để đảm bảo chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, bộ phần quản lý cần kiểm tra chặt chẽ các nguồn nguyên vật liệu vào.

3. Kiểm tra sản phẩm mẫu

Trước khi đi vào dây chuyền sản xuất hàng loạt, các doanh nghiệp cần đưa ra các sản phẩm thử nghiệm. Các QM cần dùng kiến thức chuyên môn để kiểm tra chất lượng sản phẩm. Đồng thời, đưa ra những phương án sửa đổi kịp thời.

4. Thiết lập hồ sơ cho sản phẩm

Nhân viên QM  thiết lập hồ sơ cho sản phẩm

Đây cũng là một trong những nhiệm vụ của một quản lý chất lượng. Các QM cần ghi nhận số liệu một cách chi tiết nhất đối với mỗi sản phẩm. Tất cả các sản phẩm lỗi hay đạt yêu cầu đều phải được ghi chép rõ ràng.

Ngoài ra, những số liệu này cũng có thể giúp nhân viên QM đưa ra những đề xuất, giải pháp để cải thiện sản phẩm, dịch vụ.

5. Giám sát quy trình sản xuất

Bên cạnh việc quan tâm chất lượng đầu ra, Quality Manager còn cần giám sát đến quá trình vận hành máy móc. Bởi đây cũng là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, các nhân viên quản lý chất lượng còn cần phải đảm bảo từng quy trình sản xuất cũng như vệ sinh an toàn trong suốt chu trình.

6. Lập báo cáo kết quả công việc

Giám sát, ghi nhận tất cả mọi số liệu liên quan tới sản phẩm và dây chuyền sản xuất. Tất cả cần được QM tập hợp thành báo cáo lên Quản lý cấp cao. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt tình hình sản xuất và đưa ra các giải pháp kịp thời.

Nhân viên QM cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Nhân viên QM cần đáp ứng những yêu cầu gì?

Nhân viên QM là một vị trí quan trọng trong khâu sản xuất để có được thành phẩm đạt chất lượng cao. Thế nên, để trở thành một Quality Manager, bạn cần phải đáp ứng một số tiêu chí sau:

  • Trình độ học vấn: bằng cấp Đại học liên quan đếm chuyên ngành sản xuất tại doanh nghiệp.
  • Chứng chỉ QC (Quality Control – Kiểm soát chất lượng) hoặc chứng chỉ QA (Quality Assurance – đảm bảo chất lượng) sẽ là một lợi thế.
  • Kinh nghiệm: 1-2 năm ở vị trí liên quan hoặc tương tự.
  • Am hiểu về quy trình quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  • Cần mẫn, chịu khó và có trách nhiệm trong công việc

Mức lương và quyền lợi của nhân viên QM

Mức lương và quyền lợi của nhân viên QM

Khi trở thành một nhân viên quản lý chất lượng, bạn sẽ được hưởng mức lương và những uqyền lợi sau đây:

  • Tổng mức lương = lương cứng + thưởng.
  • Cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp nếu bạn thể hiện năng lực tốt.
  • Môi trường làm việc chuyên nghiệp, phát triển, năng động, luôn nêu cao tinh thần phối hợp trong công việc.
  • Chế độ hưởng theo luật lao động, được đóng BHXH, BHYT, BHTN,…
  • Tham gia các hoạt động, sự kiện chung của công ty như: du lịch hàng năm, team building. tổ chức sinh nhật,…
  • Mức lương của Nhân viên QM vào khoảng 12 triệu VNĐ. Mức lương phổ biến của công việc này từ 8 – 14 triệu VNĐ.

Bạn có thể muốn xem thêm:

Lời kết

Trên đây là toàn bộ nội dung về các thông tin cụ thể về Nhân viên QM. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ hiểu thêm về công việc đặc biệt này. Nếu còn thắc mắc gì thì hãy để lại bình luận phía dưới giúp mình nhé!

Post View: 4224
Related Posts
More Form ThienTu