Omni Channel là gì? Lợi ích từ việc áp dụng Omni Channel
Trong thời đại mà ngành công nghiệp thương mại điện tử phát triển bùng nổ, các doanh nghiệp cần phải nắm bắt cơ hội thay đổi chiến lược kinh doanh. Omni Channel là một trong những mô hình kinh doanh đa kênh phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, vẫn có không ít người hiểu rõ về bản chất Omni Channel là gì?
Omni Channel là gì?
Omni Channel được hiểu là mô hình bán hàng đa kênh hay giải pháp bán hàng đa kênh. Có nghĩa là khi doanh nghiệp áp dụng mô hình này, họ vừa có thể tiếp cận được khách hàng thông qua nhiều kênh cùng một lúc. Đồng thời vẫn đảm bảo được sự đồng bộ và thống nhất của hệ thống bán hàng.
Mục đích của doanh nghiệp sử dụng mô hình Omni Channel là để mang lại trải nghiệm nhất quán cho khách hàng, bất kể họ mua sắm ở đâu, dù là cửa hàng hay trực tuyến. Từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao được doanh số bán hàng.
Lợi ích của mô hình Omni Chanel với doanh nghiệp
Như đã đề cập Omni Channel là gì, đây là mô hình bán hàng đa kênh đang được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Ngày nay, trong thời đại bùng nổ của mạng lưới Internet, xu hướng mua sắm, tiêu dùng của khách hàng cũng dần thay đổi. Họ bắt đầu làm quen và thích nghi với mua sắm trực tuyến nhiều hơn thay vì phải ra tới cửa hàng như trước đây. Omni channel được phát triển cũng là để phục vụ nhu cầu này từ khách hàng. Nó mang lại khá nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, hãy cùng callcentervn điểm lại một vài lợi ích từ Omni channel.
Nắm bắt xu hướng thị trường nhanh nhất
Với Omni channel, thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được quảng bá và tiếp thị trên nhiều kênh bán hàng khác nhau. Chính bởi vậy mà chúng ta dễ dàng nắm bắt xu hướng mới hiện nay là gì, cần phát triển sản phẩm theo hướng nào để mang về doanh thu cao,...
Quảng bá sản phẩm đa kênh trên Omni channel là gì?
Hơn thế nữa, với mô hình Omni-channel, sản phẩm kinh doanh được đồng bộ trên các kênh bán hàng và hoạt động trơn tru trên 1 hệ thống quản lý. Thúc đẩy khách hàng mua sắm nhiều hơn, trải nghiệm liền mạch ở bất cứ đâu dù khách hàng online hay ngay tại cửa hàng. Doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để lấy được lòng tin từ khách hàng. Từ đó biến họ trở thành khách hàng trung thành của mình.
Quản lý dữ liệu tập trung
Bài toán khó dành cho các doanh nghiệp hiện nay đó là cùng lúc quản lý và xử lý thông tin của mình. Trong đó bao gồm mã sản phẩm, đơn hàng , nhu cầu khách hàng,... tại một thời điểm sẽ khiến cho doanh nghiệp trở nên quá tải. Các mô hình hay phương thức quản lý bán hàng cũ đã không còn phù hợp và dần bộc lộ các nhược điểm. Dẫn tới những vấn đề như giao nhầm hàng, sót đơn hàng, không đồng bộ thông tin, doanh thu tổng kết không chính xác,…
Vậy nên mô hình Omni Channel đã ra đời nhằm giải quyết tất cả những khó khăn trên. Nhờ thiết kế thông minh, đi kèm với những tiến năng tiện ích, mô hình Omni Channel đã giúp doanh nghiệp quản lý dữ liệu tập trung và hợp nhất hóa số liệu.
Phân biệt Omni Channel và Mutil Channel
Ngoài Omni channel, chúng ta còn được biết về một thuật ngữ là Mutil channel. Cả 2 thuật ngữ này đều có nghĩa là bán hàng đa kênh. Vậy điểm khác biệt giữa chúng là gì?
- Omni Channel: Mọi hoạt động diễn ra trên Omni channel đều cần được nhất quán. Bất kể bạn có một chiến dịch Marketing dạng gì (Mobile, mạng xã hội,..) hay một website chuẩn SEO đi nữa. Và những yếu tố này sẽ tích hợp với nhau về cùng một nguồn quản lý. Ngoài ra, Omni Channel hướng tới việc tạo ra trải nghiệm nhất quán cho khách hàng.
- Multi Channel: Với mô hình này, doanh nghiệp sẽ dùng riêng biệt từng nền tảng để tiếp cận và kết nối với khách hàng. Vậy nên trải nghiệm mà người dùng nhận được sẽ không liền mạch. Hơn thế nữa thông tin giữa các kênh sẽ không có sự nhất quán.
Bài viết trên đây callcentervn đã đề cập tới mô hình bán hàng đa kênh Omni channel là gì. Bên cạnh đó những lợi ích mà Omni channel sẽ mang lại cho doanh nghiệp trong thời buổi Internet bùng nổ. Mong rằng các bạn sẽ tự tìm được chiến lược xây dựng Omni channel đạt hiệu quả cao cho doanh nghiệp của mình.
Bạn cũng có thể tham khảo thêm về chiến lược xây dựng Smart Call Roauting: https://callcentervn.com/dinh-tuyen-cuoc-goi-thong-minh-la-gi
Vai trò call center agent là thực hiện và tiếp nhận cuộc gọi giải quyết vấn đề cho khách hàng. Một call center agent cần các kĩ năng...